68/1 Trần Tấn, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, Tp.HCM

0866.111828

Lụa là gì? Top 10+ loại vải lụa được yêu thích nhất

Mục lục

Là một loại chất liệu tự nhiên, lụa được tạo ra từ sợi tằm và có tính năng mềm mại, cao cấp. Trong bài viết này, FADY sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về lụa là gì. Và giới thiệu top các loại vải lụa được yêu thích nhất hiện nay.

1. Lụa là gì?

1.1. Vải lụa là gì?

Vải lụa (Silk Fabric) là một loại vải quý giá, nổi bật với sự mịn màng, óng ánh và có khả năng thoáng khí cao khi chạm vào da. Vải lụa không chỉ thu hút người dùng bởi vẻ đẹp. Và độ mềm mại mà còn bởi giá trị kinh tế, ý nghĩa văn hóa, lịch sử và nghệ thuật cao.

Vải lụa là gì
Vải lụa là gì

Do có những đặc tính vượt trội, vải lụa được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang, chuyên sản xuất sản phẩm cao cấp. Ngoài ra, chất liệu lụa cũng được chọn làm nguyên liệu phổ biến trong ngành sản xuất đồ trang trí và nội thất vì tính cao cấp và tao nhã.

1.2. Đôi nét về vải lụa tại Việt Nam

Trong quá khứ, có một số vùng nổi danh về làm lụa. Đặc biệt là tại làng Vạn Phúc ở Hà Đông khi nơi đây đã trở thành biểu tượng cho nghệ thuật làm lụa truyền thống từ thế kỷ 11. Đến thời kỳ Trần – Lê (thế kỷ 13 – 18), nghệ thuật làm lụa đã trở nên rất thông dụng. Và phát triển mạnh mẽ, ứng dụng trong trang phục, in tranh và trang trí.

Đến ngày nay, ngành công nghiệp làm vải lụa tại Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Một số loại lụa Việt Nam nổi bật hiện nay như lụa Hà Đông, lụa Vạn Phúc, lụa Bảo Lộc, lụa Hội An,…

Đôi nét về vải lụa Việt Nam
Đôi nét về vải lụa Việt Nam

1.3. Các bước chính trong quá trình sản xuất vải lụa

Quá trình sản xuất vải lụa gồm 06 bước chính như sau:

Bước 1: Chăm sóc con tằm (bọ lụa)

Mùa xuân và mùa thu là thời điểm lý tưởng nhất để chăm sóc tằm. Tằm sẽ phát triển qua năm giai đoạn khác nhau, từ trứng, ấu trùng, nhộng, bướm và đẻ trứng. Khi tằm đến giai đoạn nhộng, chúng sẽ bài tiết tơ để vỏ kén bảo vệ thân thể. Phần tơ này là nguyên liệu quý giá để dệt vải lụa.

Các bước chính trong quá trình sản xuất vải lụa
Các bước chính trong quá trình sản xuất vải lụa

Bước 2: Thu gom kén

Khi tằm hoàn thành kén, người thợ sẽ thu gom kén trước khi tằm hóa thành bướm. Nếu để tằm thoát ra khỏi kén, sợi tơ sẽ bị gãy và không thể kéo thành sợi dài để dệt vải.

Người thợ sẽ lựa chọn những kén có màu trắng, đều, không bị ố hay mốc. Kén được thu gom sẽ được phơi nắng hoặc hấp nóng để diệt nhộng bên trong. Sau đó, kén được phân loại theo kích cỡ, màu sắc và chất lượng.

Bước 3: Thu hoạch tơ

Người thợ sẽ tách đầu những sợi tơ trên kén bằng cách ngâm kén vào nước nóng hoặc xà phòng để làm mềm lớp màng bọc quanh sợi tơ. Sau đó, người thợ sẽ kéo nhẹ đầu sợi tơ ra và cuốn vào một con quấn tơ. Sợi tơ được thu hoạch từ kén được gọi là tơ thô, có màu vàng nhạt, cứng và xù xì.

Bước 4: Ươm tơ

Ươm tơ là bước xử lý sợi tơ thô đã thu hoạch từ kén nhằm loại bỏ lớp màng thừa còn dính lại, làm sạch và làm mềm sợi tơ. Sợi tơ thô được ngâm trong dung dịch kiềm cùng các chất phụ gia ở nhiệt độ cao để hòa tan hết lớp màng.

Tiếp theo, sợi tơ sẽ được rửa sạch bằng nước và sấy khô. Sợi tơ sau khi qua giai đoạn ươm sẽ có màu trắng, mềm mại và bóng đẹp hơn. Sợi tơ lúc này còn được gọi là tơ lụa và có thể dùng để dệt vải.

Vải lụa tạo từ tơ
Vải lụa tạo từ tơ

Bước 5: Tạo vải lụa từ tơ

Sau khi ươm tơ, tơ lụa được đem đi dệt để hình thành các mảnh vải. Quá trình dệt bao gồm các bước như chải, kéo và xoắn sợi tơ để tạo ra các sợi mỏng, dai, dài và liền khối. Tiếp theo, các sợi tơ được dùng để dệt vải lụa trên các loại máy dệt khác nhau. Và có thể phối hợp với các chất liệu khác để tạo ra loại vải lụa mong muốn.

Bước 6: Nhuộm và trang điểm vải lụa

Đây là bước cuối cùng trong quy trình sản xuất vải lụa. Vải lụa sau khi hoàn thành quá trình dệt sẽ được nhuộm màu bằng các loại nhuộm tự nhiên hoặc nhân tạo. Phụ thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu của khách hàng. Vải lụa cũng có thể được trang điểm bằng các kĩ thuật thêu, nhuộm, in, bắt đá, bắt cườm, thêm họa tiết,… Nhằm làm tăng tính thẩm mỹ và nét riêng cho vải lụa thành phẩm.

1.4. Ưu và nhược điểm của vải lụa

  • Một số ưu điểm chính

Mềm mại, mượt mà và óng ả

Khả năng thấm hút tốt: Chất vải có độ thoáng khí cao. Giúp người mặc cảm thấy thoáng mát và thoải mái trong mọi điều kiện thời tiết.

An toàn với làn da: Vải lụa được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên là tơ tằm, không gây kích ứng da và hoàn toàn vô hại.

Ưu điểm của vải lụa
Ưu điểm của vải lụa
  • Một số nhược điểm

Giá thành cao. Quy trình sản xuất vải lụa khá phức tạp, phần lớn là làm thủ công nên giá thành của vải lụa nhìn chung cao hơn so với các loại vải khác.

Khó giữ màu. Sợi vải lụa được làm từ tơ tằm, là thành phần thiên nhiên, nên việc nhuộm màu khá khó khăn. Từ đó dẫn đến việc vải lụa rất dễ bị phai màu khi tiếp xúc với ánh nắng, nước hoặc hóa chất tẩy rửa.

Dễ gặp tình trạng ố vàng. Vải lụa có thành phần chủ yếu là protein có trong tơ tằm nên khi tiếp xúc với mồ hôi, nước hoặc nhiệt độ cao, vải lụa rất dễ bị ố vàng.

Khả năng co giãn thấp. Vải lụa có độ đàn hồi thấp và khả năng co giãn không cao. Vì vậy, vải lụa khá dễ bị rách hoặc bị biến dạng khi bị kéo căng hoặc co rút đột ngột.

2. Top 10+ loại vải lụa được ưa chuộng nhất

2.1. Vải lụa tơ tằm

Vải lụa tơ tằm là loại vải lụa cổ điển, đây cũng là một trong những loại vải lụa đắt tiền nhất với thành phần chủ yếu của vải chỉ dùng tơ tằm thuần khiết. Chưa qua xử lý hỗn hợp với bất kỳ loại sợi hay hóa chất nào khác. Đặc trưng nổi bật của vải lụa nguyên tơ tằm là độ mềm mịn tự nhiên, độ bóng sáng và có màu sắc đẹp cùng khả năng thông khí rất tốt.

Vải lụa nguyên tơ tằm có thành phần chủ yếu là fibroin có tính khử trùng và thấm hút mồ hôi tốt. Giúp duy trì sự dễ chịu và khô thoáng. Ứng dụng chính của loại vải này dùng trong ngành thời trang sang trọng, trang trí nội thất. Và các sản phẩm mang tính nghệ thuật cao như tranh lụa.

Vải lụa tơ tằm
Vải lụa tơ tằm

2.2. Vải lụa Satin

Vải lụa Satin được sản xuất từ kỹ thuật dệt vân đoạn đặc biệt giúp siết chặt cấu trúc của các sợi vải khi đan sợi dọc và sợi ngang xen kẽ lẫn nhau. Nhờ cách dệt này mà lụa Satin thường có độ bóng mượt đẹp hơn những loại lụa khác. Hiệu ứng óng ánh cùng chất liệu mềm mại và ít bám bụi hơn.

Trước đây, vải lụa Satin thường được dệt bằng sợi tơ tằm và cotton. Nhưng sau đó sợi cotton đã được thay thế dần bằng các sợi tổng hợp như polyester và visco. Ứng dụng của vải Satin rất phong phú, từ trang trí nội thất đến ngành thời trang nhờ ưu điểm mềm mại, thoải mái. Và khả năng giữ form tốt của chất liệu này.

Vải lụa Satin
Vải lụa Satin

2.3. Vải lụa Twill

Nguyên liệu quan trọng để làm nên vải lụa Twill là sợi tơ tằm tự nhiên. Đặc trưng của vải lụa Twill là kết cấu chéo (diagonal) tạo nên một cấu trúc vững chắc rõ ràng. Bề mặt vải có độ bóng vừa phải, không quá óng ả như satin nhưng vẫn giữ được vẻ thanh lịch cùng sự mượt mà.

Vải lụa Twill rất phù hợp với những bạn thích phong cách thiết kế kiên cố kết hợp độ bóng mượt. Và độ nhũ cao, sử dụng để may trang phục công sở, áo sơ mi, quần tây, váy và túi xách.

Vải lụa Twill
Vải lụa Twill

2.4. Vải lụa cotton

Vải lụa cotton là loại vải lụa có nguồn gốc từ việc kết hợp hai loại sợi bao gồm cotton thiên nhiên và tơ tằm cao cấp. Theo đó, vải lụa cotton chất lượng nhất hiện nay là vải có tỉ lệ 70% sợi cotton và 30% sợi lụa. Vải lụa cotton có tính năng thấm hút mồ hôi, thoáng khí rất tốt. Thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.

Vải lụa cotton còn có diện mạo rất bóng loáng và sang trọng. Mang lại cảm giác mềm mại, êm mượt khi chạm vào làn da của bạn. Có thể vì vậy mà vải lụa cotton thường được dùng phổ biến trong lĩnh vực thời trang dành cho nữ.

Vải lụa cotton
Vải lụa cotton

2.5. Vải lụa gấm

Vải lụa gấm thuộc dòng vải lụa cao cấp và đã có từ xa xưa, bề mặt vải thường có nhiều màu sắc. Và hoa văn tinh tế nổi bên trên, được làm từ tơ tằm với kỹ thuật dệt rất tỉ mỉ và phức tạp. Lụa gấm được dệt từ 100% sợi tơ tằm tự nhiên. Đôi khi kết hợp với các loại sợi hóa học để cải thiện độ bền.

Điểm làm nên sự đặc biệt của lụa gấm chính là các chi tiết. Và hoa văn được dệt trực tiếp một cách thủ công lên bề mặt vải chứ không dùng cách in như thông thường.

Vải lụa gấm thường được dùng để may các trang phục truyền thống như áo dài, khăn đóng cũng như các sản phẩm nội thất, đồ mỹ nghệ cao cấp.

Vải lụa gấm
Vải lụa gấm

2.6. Vải lụa Twist Silk

Vải lụa Twist Silk hay còn được gọi là lụa hai da. Thành phần chính của loại vải này gồm 50% sợi tơ lụa tự nhiên kết hợp 50% sợi visco. Bề mặt vải có ánh sắc rất đẹp mỗi khi có ánh sáng mạnh chiếu vào khi đó mỗi loại tơ sẽ ánh lên 2 màu sắc khác nhau rất độc đáo.

Với đặc tính nhẹ nhàng và êm dịu với làn da, chất vải sẽ mang lại cảm giác mát mẻ vào mùa hè. Nhưng lại rất ấm áp vào mùa đông. Chất liệu được chọn dùng cho thời trang.

Vải lụa Twist Silk
Vải lụa Twist Silk

2.7. Lụa Tussah

Lụa Tussah còn gọi là lụa thô, là loại lụa được dệt từ sợi tơ của tằm Tussah, có thành phần 100% tơ tằm Tussah nguyên chất. Sợi tơ này khác với sợi tơ tằm thông thường ở chỗ cứng hơn, ngắn hơn và thô hơn, tạo nên độ bền và cảm giác thô ráp cho vải.

Lụa Tussah có bề mặt hơi khô nhưng có độ bóng nhẹ, phù hợp để may suit. Ngoài ra, lụa Tussah cũng được sử dụng trong sản xuất đồ nội thất cao cấp.

Lụa Tussah
Lụa Tussah

2.8. Lụa Chiffon

Lụa Chiffon hay voan, là loại lụa mỏng với bề mặt nhẵn, trong suốt, mềm mại và có độ rủ tự nhiên. Lụa Chiffon được dệt từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Như tơ lụa tự nhiên, sợi cotton, sợi nylon, sợi polyester và sợi rayon. Đặc điểm nổi bật của lụa Chiffon là độ bóng sáng như ngọc trai và độ trong suốt có thể nhìn xuyên thấu, mang lại vẻ đẹp sang trọng và quý phái.

Lụa Chiffon được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực thời trang và trang trí.

Lụa Chiffon
Lụa Chiffon

2.9. Lụa Damask

Lụa Damask là loại lụa có nguồn gốc từ phương Tây. Lụa Damask được dệt từ các nguyên liệu như tơ lụa, sợi len tự nhiên, sợi bông và sợi polyester nhân tạo. Điểm đặc biệt của lụa Damask là các hoa văn đảo ngược được thiết kế theo phong cách vải gấm hoa cổ điển.

Các hoa văn trên lụa Damask chỉ có thể dệt được bằng máy Jacquard. Lụa Damask có độ bền cao, độ bóng ánh sáng và độ dày vừa phải. Loại vải này thường được chọn để sản xuất đồ nội thất cao cấp.

Lụa Damask
Lụa Damask

2.10. Lụa Latin

Lụa Latin còn được biết đến với tên gọi khác là lụa Pháp. Đây là loại lụa có nhiều dạng khác nhau, chủ yếu là dệt từ sợi tơ tằm cao cấp, có đặc điểm là mềm mại và bóng mượt. Lụa Latin kế thừa toàn bộ những ưu thế của lụa tơ tằm truyền thống như sự mịn màng, rủ xuống, bóng đẹp và mượt mà của lụa.

Lụa Latin
Lụa Latin

2.11. Lụa Tencel

Lụa Tencel là loại lụa bán tổng hợp, được làm từ hỗn hợp giữa sợi tơ tằm. Và các sợi cellulose có nguồn gốc từ bột gỗ của các loại cây gỗ tự nhiên thuộc họ Kim như khuynh điệp, bạch đàn, tre,… Hoặc các loại cây có thân xốp chứa nhiều cellulose. Lụa Tencel có độ bền cao, khả năng hút ẩm tốt, không gây kích ứng da và thân thiện với môi trường.

Lụa Tencel khi mặc vào cũng rất êm ái, có độ đàn hồi nhất định nên mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người dùng. Lụa Tencel được dùng trong sản xuất chăn ga gối nệm và sản phẩm bọc nội thất.

Lụa Tencel
Lụa Tencel

2.12. Lụa Jacquard

Lụa Jacquard là loại lụa có hoa văn được dệt thủ công trực tiếp lên bề mặt vải mà không cần in. Hoặc thêu công nghiệp. Lụa Jacquard có nhiều điểm giống với lụa Damask về thành phần và cách dệt vải, nhưng lụa Jacquard có độ bền cao, độ bóng ánh sáng và độ dày tốt hơn. Để dệt được hoa văn trên vải, người thợ chỉ có thể sử dụng máy dệt Jacquard.

Lụa Jacquard thường được ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất cao cấp như khăn trải bàn, sofa, rèm cửa hoặc giấy dán tường.

3. Các tiêu chí để chọn loại vải lụa

Chất liệu

  • Có nhiều loại nguyên liệu được dùng để làm vải lụa như tơ tằm, cotton, nylon, polyester, rayon,… Mỗi loại nguyên liệu có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau.
  • Lụa tơ tằm thuần là loại tốt nhất, mịn màng, êm ái và bền bỉ, dùng trong các trang phục sang trọng. Lụa cotton là loại lụa thông dụng và thường được dùng để may quần áo hằng ngày.

Độ dày

  • Độ dày là yếu tố quyết định đến độ rũ, độ mát, độ ấm của loại vải.
  • Nếu bạn muốn may ra các trang phục nhẹ nhàng, bạn có thể chọn các loại lụa mỏng như lụa Chiffon, còn nếu bạn muốn may ra các trang phục dày hơn. Bạn có thể chọn các loại lụa như lụa gấm hoặc lụa Satin.

Độ co giãn

  • Độ co giãn là yếu tố ảnh hưởng đến độ ôm, sự thoải mái và độ bền của vải lụa. Lụa có bản chất là độ co giãn thấp nên bạn cần chú ý đến tiêu chí này.
  • Nếu bạn muốn may ra các trang phục ôm sát hoặc tiện lợi khi vận động. Bạn nên chọn loại có độ co giãn cao như lụa cotton hoặc lụa Satin. Còn nếu bạn muốn may ra các trang phục thoải mái hơn, lụa Chiffon hoặc Twill sẽ hợp với bạn.
Tiêu chí để chọn vải lụa
Tiêu chí để chọn vải lụa

Màu sắc và họa tiết

  • Có nhiều loại vải lụa có màu sắc và họa tiết khác nhau như vải lụa trơn. Vải lụa nhuộm, vải lụa in hoặc vải lụa thêu,… Tùy vào sở thích để chọn loại vải phù hợp.
  • Nếu bạn thích hoa văn và màu sắc phong phú, lụa gấm hoặc lụa Damask là sự lựa chọn hàng đầu. Ngược lại, nếu bạn thích sự giản dị, bạn nên chọn lụa Satin hoặc lụa tơ tằm.

Giá thành

  • Lụa là loại vải cao cấp vì vậy giá thành nói chung khá cao. Bạn nên chọn loại lụa có giá thành hợp lí với khả năng chi trả và nhu cầu sử dụng. Bạn có thể xin ý kiến từ người có kinh nghiệm để được tư vấn thêm nếu chưa biết cách chọn.
  • Lụa tơ tằm và các loại lụa nhập khẩu thường có giá khá cao. Lụa Satin và Chiffon thuộc nhóm có giá bình dân và khá phổ biến. Lụa Cotton thường có giá thành rẻ nhất, dễ mua.

4. Các lưu ý về cách bảo quản vải lụa dành cho bạn

Để vải lụa luôn giữ được vẻ đẹp bền chặt trong suốt thời gian sử dụng, bạn cần lưu ý một số điều sau đây về cách bảo quản vải lụa:

  • Bạn nên giặt tay với nước lạnh hoặc ấm khi giặt vải lụa. Tránh dùng nước nóng, chất tẩy hay bột giặt mạnh. Bạn có thể dùng nước giặt hoặc xà phòng nhẹ để làm sạch vải lụa.
  • Nếu bạn dùng máy giặt, bạn nên giặt riêng và chọn chế độ nhẹ, đồng thời bỏ vải lụa vào túi giặt.
  • Khi phơi vải lụa, bạn nên phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng gắt. Ánh nắng gắt sẽ làm vải lụa mau phai màu.
  • Nếu bạn muốn ủi vải lụa, bạn nên ủi ở mặt sau của vải và chọn nhiệt độ phù hợp. Bạn nên ủi vải lụa khi còn hơi ẩm và không nên ủi quá lâu ở một chỗ.
  • Sau khi phơi giặt xong, bạn nên gấp vải lụa và cất vào tủ quần áo. Bạn nên cất vải lụa ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nơi ẩm mốc, nóng bức hoặc có mùi khó chịu.
In vải lụa FADY
In vải lụa FADY

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về lụa là gì và một số loại vải lụa được ưa chuộng nhất hiện nay. Hy vọng bạn đã hiểu được các nội dung hữu ích từ bài viết. Hãy theo dõi FADY để nhận được những thông tin và chia sẻ bổ ích về thời trang hằng tuần nhé.

Thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH SXTM MAY MẶC HÒA PHÁT
Địa chỉ: 68/1 Trần Tấn, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP.HCM
Hotline: 0866 111 828
Website: https://fady.vn/
Email: cskh@fady.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/fadyprinting

Đánh giá bài viết

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ tư vấn

Dành cho Doanh nghiệp

  • Ưu đãi linh hoạt phù hợp với nhu cầu kinh doanh
  • Chiết khấu theo số lượng
  • Tiến độ sản xuất nhanh chóng

Dành cho Nhà thiết kế/Sinh viên

  • Không giới hạn đơn hàng tối thiểu
  • Thời gian thực hiện từ 1 đến 3 ngày
  • Chương trình ưu đãi dành cho sinh viên thiết kế

Liên hệ trực tiếp với FADY

Liên hệ tư vấn đặt in

Nhận ưu đãi mới nhất

MIỄN PHÍ THIẾT KẾ VÀ TẠO MẪU

Cung cấp ý tưởng và nhu cầu của bạn, FADY sẽ thực hiện việc thiết kế và tạo mẫu vải theo đó.

Liên hệ tư vấn chương trình ưu đãi nhà thiết kế/sinh viên